5 Bài Tập Hỗ Trợ Chữa Cong Vẹo Cột Sống Hiệu Quả

Cong vẹo cột sống là tình trạng cột sống cong sang một bên so với trục dọc giữa cơ thể và các thân đốt sống vẹo xoay theo trục của mặt phẳng ngang, các đốt sống bị cong sang một bên hoặc xoay phức tạp. Thông thường, đường cong có hình chữ S hoặc chữ C.

Hiện nay, tình trạng cong vẹo cột sống ngày càng gia tăng và chiếm khoảng 1- 4% dân số. Theo thống kê, bệnh thường gặp ở nữ hơn nam và ảnh hưởng nhiều tới trẻ trong độ tuổi từ 10 đến 18, tuy vậy bệnh cũng thường gặp ở người trưởng thành.

Cong vẹo cột sống thường diễn tiến âm thầm, không có triệu chứng đặc biệt dẫn đến khó khăn trong việc phát biết bệnh sớm. Khi bệnh đã trở nên nghiêm trọng có thể dẫn đến các biến dạng rõ rệt về tư thế dáng bộ, gây chèn ép dây thần kinh, tim, phổi và gan, đau nhức cột sống… thì việc điều trị sẽ khó khăn hơn, thậm chí cần can thiệp ngoại khoa chỉnh hình.

Điều trị cong vẹo cột sống là một quá trình phức tạp, cần kết hợp phác đồ chuyên biệt của bác sĩ chuyên khoa và tập luyện, điều chỉnh thói quen sinh hoạt tại nhà của bệnh nhân. Nếu bạn bị cong vẹo cột sống và đang tìm kiếm các bài tập, hãy tham khảo 5 bài tập chữa cong vẹo cột sống hiệu quả dưới đây. Khuyến khích bạn nên bắt đầu tập luyện dưới sự hướng dẫn của bác sĩ hoặc nhà vật lý trị liệu có chuyên môn.

 

1/ Bài tập siêu nhân quỳ gối – Kneeling superman

Bài tập này giúp tăng sức mạnh và độ bền cho toàn bộ cơ thể, đặc biệt là các cơ dựng sống, cơ lưng dưới, mông và vai.

  • Tư thế chuẩn bị bắt đầu từ 2 tay và 2 đầu gối cùng chạm đất và vuông góc với  sàn. Giữ cho lưng thẳng không võng xuống bằng cách siết cơ bụng.
  • Nâng cánh tay phải lên trước mặt và chân trái về phía sau cho tới khi chúng song song với sàn nhà. Giữ lại 3-5s.
  • Trở lại vị trí ban đầu và lặp lại động tác tương tự với bên còn lại.
  • Lặp lại 15 lần mỗi bên.

 

2/ Bài tập dựng cầu – Bridge exercise

Bài tập giúp tăng cường sức mạnh cơ lõi của bạn. 

  • Nằm ngửa, gập đầu gối vuông góc với sàn.
  • Siết cơ bụng. Nâng hông lên khỏi sàn cho đến khi bụng thẳng, đầu gối và vai nằm trên một đường thẳng.
  • Giữ lại 10 – 20 giây rồi về tư thế chuẩn bị.
  • Lặp lại 15 lần.

3/ Đu xà đơn

Đu xà đơn giúp kéo giãn toàn bộ cột sống và các cấu trúc xung quanh nó

  • Đầu tiên, hai tay mở rộng nắm lấy xà đơn sao cho lòng bàn tay hướng về phía thân người, khoảng cách hai tay rộng hơn chiều rộng của vai. 
  • Sau đó, giữ tư thế thoải mái và buông lỏng toàn thân. Tốt nhất nên giữ cơ thể luôn thẳng và hơi ưỡn ngực ra để giúp kích thích cơ nhị đầu, làm giảm căng thẳng ở lưng
  • Đung đưa cơ thể theo chiều ngang hoặc trước sau trong 1-2 phút.
  • Lặp lại 3 lần/ ngày.

4/ Tư thế em bé – Child’s pose.

Bài tập giúp thư giãn và kéo dài cột sống.

  • Gập chân lại với nhau và ngồi lên gót chân. 
  • 2 tay đặt dưới sàn từ từ tiến về phía trước, gập người về trước giữa 2 đùi. 
  • Vươn thẳng tay qua đầu, thẳng hàng với đầu gối. Thả lỏng vai trên sàn. Giữ 30 giây.
  • Từ từ cuộn người ngồi dậy.

 

5/ Bài tập kéo căng cơ lưng rộng.

Bài tập giúp  giảm áp lực cho cơ lưng, giúp cột sống cử động linh hoạt hơn, giảm đau lưng do cong vẹo cột sống.

  • Đứng thẳng, hai chân mở rộng bằng vai.
  • Hai tay giơ lên cao, bàn tay trái nắm cổ tay phải.
  • Từ từ nghiêng người về phía bên phải đến khi phần thân trên bên trái cảm thấy căng. Giữ tư thế trong 5 giây rồi trở về tư thế ban đầu.
  • Lặp lại với bên còn lại.
  • Mỗi bên thực hiện 7 lần.

 

Cong vẹo cột sống là một trong những mặt bệnh thế mạnh của Phòng khám Thành Nhân. Tại đây, bệnh nhân được thăm khám kỹ lưỡng trên lâm sàng, cùng với các xét nghiệm Cận lâm sàng như Xquang, MRI, …các bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị toàn diện và cá thể hoá. Giúp bệnh nhân tối ưu chi phí, thời gian điều trị, sớm lấy lại cột sống khoẻ mạnh, nâng tầm sức khỏe và vóc dáng của bạn.  

 

Đặt hẹn tại phòng khám Thành Nhân để được các bác sĩ thăm khám và chữa trị kịp thời!

 

Hình ảnh bệnh nhân điều trị cong vẹo cột sống tại Phòng khám Thành Nhân

Hình ảnh bệnh nhân điều trị cong vẹo cột sống tại Phòng khám Thành Nhân

 

BS Bùi Thị Diệu Thu

Tài liệu tham khảo:
[1]. Ron Miller, PT (2019). 4 Scoliosis Exercises
[2]. Dorling Kindersley (2012). Core Strength Training