Việt Nam có 30% người bị thoát vị đĩa đệm
BẠN CÓ ĐANG MẮC PHẢI?

Bạn hoặc người thân của mình đang phải chịu đựng những cơn đau tột cùng do thoát vị đĩa đệm gây ra. Cơn đau có thể diễn ra âm ỉ liên tục và tăng lên khi vận động đi lại, đứng lên ngồi xuống hay hay thậm chí là khi ho, hắt xì, … khiến chất lượng sống giảm sút nghiêm trọng.

Bạn được tư vấn rất nhiều giải pháp để điều trị bệnh như: nắn chỉnh cột sống điều trị thoát vị đĩa đệm, tập vật lý trị liệu trị thoát vị đĩa đệm, xoa bóp bấm huyệt trị thoát vị đĩa đệm, đắp thuốc, uống thuốc nam trị thoát vị đĩa đệm, hay phẫu thuật điều trị thoát vị đĩa đệm.

→ THEO NGHIÊN CỨU hơn   80%  trường hợp bệnh lý thoát vị đĩa đệm có thể điều trị bảo tồn, phục hồi toàn diện mà không cần phải phẫu thuật.

Tuy nhiên, phẫu thuật cũng là một phương pháp mà nhiều người lựa chọn để giải quyết nhanh chóng nỗi đau của mình. Vậy điều trị bảo tồn hay phải mổ thoát vị đĩa đệm mới là giải pháp tối ưu? Hãy cùng tìm hiểu qua thông tin dưới đây!

Đối tượng dễ mắc thoát vị đĩa đệm

Bệnh thoát vị đĩa đệm từ lâu đã được xem là một căn bệnh nghiêm trọng, ngày càng phổ biến và gây ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe của nhiều bệnh nhân.

Thoát vị đĩa đệm là gì?

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng đĩa đệm bị rách, trượt do chấn thương, tai nạn hay thoái hóa… khiến cho phần nhân nhầy bên trong thoát ra ngoài, ảnh hưởng đến dây thần kinh và tủy sống ở khu vực gần đó. Những bất thường này có liên quan đến một hoặc nhiều tầng đĩa đệm nằm giữa các đốt sống trên cột sống của người bệnh. Hai dạng thường gặp nhất của tình trạng này là thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng và thoát vị đĩa đệm cột sống cổ.

Dấu hiệu và 4 giai đoạn phát triển của bệnh

Người mắc thoát vị đĩa đệm phải chịu đựng những cơn đau thắt lưng khủng khiếp, không thể đi lại một cách tự nhiên. Cuộc sống hàng ngày trở nên khó khăn và hạn chế, khiến cho sự tự tin và tinh thần lạc quan giảm sút. Tuy nhiên, ngay cả khi chưa có những triệu chứng nặng thì bạn cũng nên đề phòng thông qua 4 giai đoạn bệnh sau:

GIAI ĐOẠN 1

Đĩa đệm bắt đầu biến dạng nhưng vòng bao xơ chưa rách. Người bệnh có thể thỉnh thoảng bị tê tay, tê chân, không đau nhức nên hầu hết không ai phát hiện mình đang mắc bệnh.

GIAI ĐOẠN 2

Vòng xơ rách một phần, nhân nhầy bắt đầu thoát ra ngay chỗ vòng xơ bị suy yếu, đĩa đệm phình to, tuy nhiên cơn đau vẫn chưa rõ ràng.

GIAI ĐOẠN 3

Vòng xơ rách toàn phần, nhân nhầy lồi ra ngoài và chèn ép rễ thần kinh. Đa số khi đến giai đoạn này, người bệnh mới bắt đầu điều trị khi đã trải qua sự hành hạ của các cơn đau.

GIAI ĐOẠN 4

Đây là giai đoạn nguy hiểm nhất. Tình trạng chèn ép rễ thần kinh diễn ra lâu ngày gây biến chứng nguy hiểm. Cơn đau nhức dữ dội và dai dẳng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tâm lý người bệnh.

Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm

  • Nghề nghiệp: Đặc thù công việc thường xuyên kéo, đẩy, gập người, khuân vác nặng hoặc nhân viên văn phòng ngồi lâu một chỗ, ít vận động trong suốt 8 – 10 tiếng làm tăng áp lực lên cột sống và hệ thống đĩa đệm, dễ dẫn đến hiện tượng thoát vị.
  • Sai tư thế: nhiều người có thói quen đứng rồi cúi xuống để nhấc vặng nặng thay vì ngồi xuống bê vật rồi từ từ đứng lên, điều đó dễ gây chấn thương cột sống lưng và ảnh hưởng đến đĩa đệm
  • Một số nguyên nhân khác có thể kể đến là yếu tố di truyền, hoặc mắc các bệnh lý bẩm sinh ở vùng cột sống.
  • Đi giày cao gót: làm tăng nguy cơ bị lồi đĩa đệm, thoát vị, biến dạng ở cơ bắp chân và dây chằng ở chân.
  • Thoái hóa cột sống: Tuổi càng cao, cột sống không còn mềm mại, vòng sụn bên ngoài xơ hóa, lượng nước và tính đàn hồi bên trong nhân nhầy giảm đi, nên càng có nguy cơ cao bị mắc phải chứng bệnh này. Bệnh thường gặp ở độ tuổi 35 – 50.
  • Chấn thương: Khi có một lực mạnh tác động trong các trường hợp té ngã, chơi thể thao, tai nạn giao thông… làm thay đổi cấu trúc và vị trí đĩa đệm.

Biến chứng của thoát vị đĩa đệm

Không chỉ gây khó khăn trong sinh hoạt và lao động, những tác hại của bệnh thoát vị đĩa đệm có thể ảnh hưởng trực tiếp, khiến người bệnh bị liệt và tàn phế suốt đời nếu không được chẩn đoán và điều trị thoát vị đĩa đệm kịp thời.

Rối loạn đại tiểu tiện

Thoát vị đĩa đệm cột sống chèn ép chùm đuôi ngựa, khiến cho dây thần kinh ở vùng thắt lưng bị chèn ép dẫn đến hiện tượng rối loạn cơ tròn, khi đó người bệnh mắc phải chứng đại tiểu tiện không tự chủ.

Teo cơ chi

Không chỉ gây tổn thương đến vùng cột sống thắt lưng, thoát vị đĩa đệm còn có thể chèn ép không cho máu lưu thông đến các cơ, khiến cơ thiếu chất dinh dưỡng và bị teo dần, người bệnh mất khả năng lao động, sinh hoạt khó khăn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc và cuộc sống.

Rối loạn cảm giác

Thoát vị đĩa đệm gây tê chân là biến chứng thường gặp. Rối loạn cảm giác ở khu vực khoang da tương ứng với rễ dây thần kinh bị tổn thương do bệnh thoát vị đĩa đệm làm tổn thương đến dây thần kinh. Những vùng da tương ứng với rễ dây thần kinh tổn thương thường có cảm giác nóng lạnh và mất đi cảm giác tê bì chân tay.

Ảnh hưởng thần kinh

Khi thoát vị đĩa đệm bước sang giai đoạn cục bộ, các cơn đau cũng xuất hiện ngày càng nhiều hơn, không chỉ gây cảm giác đau ở vùng cột sống thắt lưng mà còn lan xuống chân tay, đau mạnh khi vận động hoặc làm việc nặng, ho, hắt hơi, đi lại, đứng ngồi lâu…

CÙNG CHÚNG TÔI
BẢO VỆ SỨC KHOẺ GIA ĐÌNH BẠN

    Hãy để lại số điện thoại Zalo để nhận miễn phí ngay 10 video và tham gia Group Zalo cùng bác sĩ Thành Nhân để nhận thêm nhiều tài liệu hữu ích khác liên quan đến Thoát vị đĩa đệm nhé!

    3 Phương pháp chữa trị phổ biến

    phương pháp Dùng thuốc điều trị thoát vị đĩa đệm

    Một số loại thuốc dùng trong cải thiện triệu chứng lệch đĩa đệm là thuốc giảm đau acetaminophen, thuốc chống viêm non-steroid hoặc corticosteroid, giãn cơ, chống đau thần kinh… Cần lưu ý rằng những loại thuốc này nếu lạm dụng có thể dẫn đến tác dụng phụ không mong muốn là chóng mặt, buồn nôn, dị ứng, nguy hiểm hơn có thể gây viêm loét dạ dày, suy giảm chức năng gan thận, loãng xương… do đó người bệnh cần có sự chỉ định của bác sĩ.

    phương pháp Dùng dụng cụ hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm

    Đối với những trường hợp muốn phòng ngừa các biến chứng của thoát vị đĩa đệm, người bệnh thường được khuyên sử dụng các dụng cụ hỗ trợ như ghế cho người thoát vị đĩa đệm, đai cố định cột sống thăt lưng, nệm cho người thoát vị đĩa đệm, nẹp đeo lưng thoát vị đĩa đệm,… Những dụng cụ này giúp giảm đau cho bệnh nhân, tuy nhiên không thể thay thế phác đồ cải thiện của chuyên gia.

    Phẫu thuật điều trị thoát vị đĩa đệm

    Hiện nay các phương pháp phẫu thuật thoát vị đĩa đệm gồm mổ hở, mổ nội soi, tiêu hủy nhân nhầy bằng men chymopapain…

    Mục đích của phẫu thuật là giải phóng dây thần kinh và tủy sống bị chèn ép bởi khối thoát vị, từ đó giảm đau và giúp người bệnh phục hồi khả năng vận động. Tuy nhiên, theo thống kê, có đến 10% – 25% bệnh nhân không thể phục hồi hoàn toàn khả năng vận động sau phẫu thuật. Ngoài ra cũng có khoảng 50% bệnh nhân thường xuyên có cảm giác châm chích ở vị trí mổ. Phẫu thuật không thể khẳng định sẽ điều trị khỏi hoàn toàn, tiêu tốn nhiều chi phí kèm theo nhiều rủi ro nghiêm trọng hơn rất nhiều. Người bệnh có thể bị nhiễm trùng, dị ứng với men tiêu nhân nhầy, liệt dây thần kinh, hoặc nguy hiểm nhất có thể dẫn đến tử vong. Vì vậy bệnh nhân cần cân nhắc kỹ khi quyết định.

    Mổ không phải là phương pháp điều trị tốt nhất!

    Đa số bệnh nhân mắc thoát vị đĩa đệm không cần phải phẫu thuật. Với sự phát triển của y học hiện đại, đa số các trường hợp thoát vị đĩa đệm có thể điều trị bảo tồn mà không cần can thiệp dao kéo, không cần dùng thuốc, vẫn có hiệu quả tối ưu.

    Không phải trường hợp nào cũng cần phải mổ, chẩn đoán đúng, chọn phương pháp điều trị phù hợp theo từng giai đoạn, nguyên nhân

    Phương pháp này đặc biệt phù hợp với những người không thể phẫu thuật do có bệnh lý nền hoặc tiền sử phẫu thuật nhiều lần. Điều trị bảo tồn cũng chính là phương pháp đang được Phòng khám Thành Nhân ứng dụng để điều trị cho các bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm.

    Phương pháp điều trị tại phòng khám thành nhân

    • Kế thừa những tinh hoa từ nền y học cổ xưa, kết hợp với những tiến bộ vượt bậc từ phương pháp trị liệu bảo tồn đĩa đệm của y học Mỹ và châu Âu. Đội ngũ bác sĩ phòng khám y học cổ truyền Thành Nhân đã xây dựng thành công phác đồ điều trị bảo tồn và phục hồi toàn diện đĩa đệm trong bệnh lý thoát vị đĩa đệm cột sống cổ và thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng.
    • Bệnh nhân đa phần giảm nhiều triệu chứng đau sau tuần đau điều trị. Và sau đó bước vào giai đoạn phục hồi toàn diện.
    • Phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm tại phòng khám Thành Nhân đã giúp cho hơn gần 1000 bệnh nhân thoát khỏi việc phải phẫu thuật và trở lại trạng thái sức khỏe tốt nhất với cuộc sống và công việc.

    Gần 1000 bệnh nhân đã được điều trị và còn tiếp tục tăng lên.

    Kết hợp điều trị bằng thuốc: phòng khám luôn kết hợp với thuốc đông y để điều trị tận gốc căn nguyên gây bệnh, cân bằng âm dương cơ thể, thông kinh mạch, dưỡng găn cốt, thông kinh hoạt lạc. Đây là sự thành quả của khoa học hiện đại và trên thực tiễn lâm sàng cho thấy đã mang lại hiệu quả mong muốn nhất.

    Hình ảnh phòng khám

    Đội ngũ bác sĩ

    Phòng khám Thành Nhân với đội ngũ bác sĩ chuyên gia, đáng tin cậy sẽ giúp bạn vượt qua các vấn đề liên quan đến thoát vị đĩa đệm thông qua phương pháp điều trị bảo tồn

    Sau khi tốt nghiệp Đại học Y Dược TP.HCM – trường y khoa hàng đầu tại Việt Nam, các bác sĩ đã trải qua quá trình đào tạo chuyên sâu về điều trị bảo tồn và ứng dụng y học cổ truyền, kết hợp với những phương pháp  tiên tiến được áp dụng ở nước ngoài.

    Sự am hiểu về bệnh thoát vị đĩa đệm và kinh nghiệm thực tiễn của đội ngũ bác sĩ sẽ cam kết tạo ra một môi trường điều trị chuyên sâu và thân thiện, đồng hành cùng bạn trên con đường hồi phục sức khỏe và trở về với cuộc sống vui tươi trước đây.

    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

    Ngay hôm nay, đừng chần chừ để tìm lại cuộc sống khỏe mạnh và ý nghĩa!! Nhập thông tin của bạn vào biểu mẫu bên dưới để nhận ngay tư vấn miễn phí từ các y bác sĩ ân cần của Phòng khám Thành Nhân.

    Địa chỉ : 253/1 Bùi Đình Túy P.24 Quận Bình Thạnh, Tp Hồ Chí Minh

    PHÒNG KHÁM THÀNH NHÂN

    CÙNG CHÚNG TÔI
    BẢO VỆ SỨC KHOẺ GIA ĐÌNH BẠN